HÌNH ẢNH PHÒNG KHÁM













 
THỐNG KÊ TRUY CẬP

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay5593
mod_vvisit_counterTất cả744739

Số người online: 73 guests online

PostHeaderIcon NHỮNG KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỀ BỆNH LÝ TAI MŨI HỌNG (tiếp theo)

VIÊM MŨI DỊ ỨNG

Viêm mũi dị ứng là bệnh cấp tính và theo mùa, thường xảy ra khi thay đổi thời tiết. Bệnh diễn biến kinh niên và dai dẳng. Các triệu chứng thông thường là ngứa mũi - mắt, hắt hơi, tiết dịch mũi tái phát và đôi khi nhức đầu.

Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng tái phát, hay phàn nàn bị cảm lạnh thường xuyên. Tuy nhiên, bệnh nhân thường có triệu chứng của viêm mũi dị ứng hơn là triệu chứng cấp tính của cảm lạnh thông thường. Chẩn đoán xác định phụ thuộc vào việc khám mũi trong đợt tấn công của bệnh và dịch tiết. Dịch mũi tiết ra trong viêm mũi dị ứng thường chứa một số lượng lớn bạch cầu ưa eosin, trong khi cảm lạnh thông thường chứa tế bào biểu bì, lympho và số lượng lớn bạch cầu đa hình.

Viêm mũi dị ứng theo mùa thường do phấn từ cây, cỏ hoặc hoa gây ra. Bệnh kéo dài vài tuần rồi biến mất và tái phát vào năm sau. Viêm mũi dị ứng quanh năm có thể xảy ra liên tục trong năm mà không theo chu kỳ nào, hoặc xuất hiện liên tục. Đây là loại viêm mũi dị ứng liên tục thường gây ra do sự nhạy cảm với bụi nhà, giấy báo, sợi len, các loại lông, thực phẩm, thuốc lá hoặc các tác nhân khác trong môi trường. Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng quanh năm thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm dị ứng theo mùa, nhưng thể hiện một vấn đề lớn trong điều trị bởi việc xác định các chất gây dị ứng rất khó. Viêm mũi dị ứng quanh năm thường gắn liền với viêm xoang dị ứng.

Cách điều trị tốt nhất là phải xác định được các chất gây dị ứng và tránh các chất đó nếu có thể. Trong thể nhẹ, các thuốc kháng histamine có hiệu quả cho hầu hết mọi người. Trong các thể nặng (thường bao gồm bệnh suyễn), sử dụng thuốc kháng viêm corticoid toàn thân mới có hiệu quả. Trong nhiều năm, tiêm một liều corticoid tác dụng kéo dài như methylprednisolone acetate huyền dịch có hiệu quả để điều trị các triệu chứng theo mùa (như cỏ hoặc phấn hoa cây).

Gần đây, những thuốc xịt mũi có corticoid đạt hiệu quả khoảng 70% đối với những bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng theo mùa. Những thuốc xịt này không gây ức chế tuyến thượng thận hoặc khi mức độ corticoid cao. Có thể xác định các chất gây dị ứng bằng cách thử thuốc trong da, tiêm hoặc kiểm tra các vết trầy da. Gần đây, có thể chẩn đoán viêm mũi dị ứng bằng cách đo lượng IgE trong huyết thanh để phát hiện chất gây dị ứng.

Liệu pháp miễn dịch chất gây dị ứng đã được ủng hộ rộng rãi trong nhiều năm. Ba phương pháp thường được sử dụng là: (1) phương pháp truyền thống bắt đầu với một liều lượng an toàn chất gây dị ứng được pha loãng cao, dần dần tăng liều qua các tuần và các tháng; (2) phương pháp tiêm trong da với lượng lớn kháng nguyên, tăng mười lần lượng cần thiết để gây ra phản ứng da dương tính với liều ngày càng tăng; (3) phương pháp thử nghiệm kích ứng dị ứng, dựa trên chất gây dị ứng đặc biệt, cụ thể là tìm lượng IgE trong huyết thanh. Hai kỹ thuật sau cùng nhanh chóng đạt đến mức ổn định trong điều trị bằng tiêm chủng phòng ngừa.

Làm thế nào để tránh viêm mũi dị ứng?

Một biện pháp phòng chống tương đối có hiệu quả tuy không nhiều nhưng cũng giúp giãn thời gian bị dị ứng, đó là cố gắng tránh suy giảm sức khỏe như trong những trường hợp bị nhiễm lạnh, cơn cấp dị ứng dễ xảy ra.

Khi bị ngứa mũi, chảy nước mũi phải đến khám bác sĩ Tai Mũi Họng sớm nếu không biết dùng thuốc chống dị ứng loại gì, và nếu để lâu dễ bị nhiễm trùng thêm hoặc viêm xoang dị ứng, hậu quả bệnh lý nặng nề hơn.

 
LIÊN HỆ - HỖ TRỢ
54 Nguyễn Thiện Thuật - Phường 2 - Quận 3 - TP.HCM
Tel: (028) 3833 4287

Call Tư vấn
Tư vấn

Call Tư vấn
Tư vấn
 
VIDEO CLIP

Obtener Plugin Flash para visualizar este reproductor