Cận thị nặng dễ gây tổn thương võng mạc, thủy tinh thể
Thông thường, người cận thị sẽ nhìn mờ, nhòe, không rõ nét những sự vật ở xa nhưng lại thấy rõ những sự vật ở gần; khi độ cận tăng, người bệnh hay nheo, dụi mắt, nghiêng đầu khi nhìn, buồn ngủ khi đọc sách hay học tập... Bên cạnh đó, do mắt phải tăng cường điều tiết, người bị cận thường cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, mỏi mắt… sau một thời gian tập trung nhìn.
Cận thị thường xảy ra ở đối tượng trẻ như học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng và sự nguy hiểm của bệnh chưa được đánh giá đúng mức. Nhiều người xem kính cận là “cứu tinh” cho đôi mắt nhưng thực chất, việc đeo kính chỉ giúp nhìn rõ hơn chứ không giúp ngăn ngừa tình trạng tiến triển của cận thị, không phải giải pháp điều trị triệt để.
Không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt vì phải mang kính, nhất là khi đi lại vào ban đêm, đi mưa, chơi thể thao… cận thị còn dễ dẫn đến mù lòa khi có biến chứng võng mạc. Đặc biệt, nếu trong 1 năm độ cận có mức độ tăng từ 1 điốp trở lên có nghĩa là người bệnh đã mắc cận thị tiến triển. Đây không đơn giản là tổn thương thị lực làm mắt nhìn mờ mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm tại võng mạc như bong võng mạc, xuất huyết dịch kính…
Điều này là do khi bị cận thị nặng, nhãn cầu mắt to ra sẽ kéo dãn các thành phần quang học đi kèm gây thiếu hụt cung cấp máu, khiến tình trạng đục thủy tinh thể, glôcôm đến sớm, còn võng mạc bị kéo mỏng đi sẽ gây ra hàng loạt các biến đổi và bệnh lý nguy hiểm… ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng nhìn.
Bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể đặc biệt quan trọng với mắt cận
Dù là tật khúc xạ rất phổ biến nhưng nếu không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời thì hậu quả do cận thị gây ra rất nghiêm trọng. Do đó, nhận biết dấu hiệu nhìn mờ do cận thị và chủ động phòng ngừa tình trạng cận thị tiến triển đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc mắt và duy trì thị lực.
Nghiên cứu chuyên sâu về mắt, các nhà khoa học phát hiện, nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng cận thị tiến triển là do sự suy giảm của một loại protein phân tử nhỏ gọi là Thioredoxin, làm thay đổi cấu trúc và chức năng của 2 bộ phận quan trọng nhất trong mắt là thủy tinh thể và võng mạc, khiến thị lực suy giảm.
Các nghiên cứu còn chỉ rõ tình trạng nhìn mờ và các triệu chứng nhức, mỏi mắt ở người cận thị cũng có liên quan chặt chẽ đến sự suy giảm của Thioredoxin. Nếu không kịp thời tăng cường Thioredoxin cho mắt, thủy tinh thể và võng mạc sẽ nhanh chóng lão hóa và hư tổn, cận thị dễ đến sớm, tăng nặng, gây suy giảm thị lực và là nguy cơ dẫn đến mù lòa.
Do đó, ổn định và tăng cường Thioredoxin tự nhiên trong cơ thể chính là giải pháp chăm sóc, bảo vệ mắt mới, hiện đại cần áp dụng sớm cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người có nguy cơ bị cận thị.
Để tăng cường Thioredoxin, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện và khẳng định: bổ sung tinh chất quý Broccophane thiên nhiên được chiết xuất từ một loại bông cải xanh rất giàu Sulforaphane, có tác dụng giúp cơ thể gia tăng tổng hợp Thioredoxin tự nhiên chính là chìa khóa giúp nuôi dưỡng mắt và bảo vệ thị lực.
Broccophane không những chăm sóc mắt tốt, phòng ngừa cận thị, hạn chế tình trạng tăng độ cận do giúp điều hòa khả năng điều tiết của mắt, mà còn bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể để duy trì thị lực, cải thiện các triệu chứng khó chịu như khô, mỏi, đau, chảy nước mắt sống, đồng thời phòng ngừa triệt để các bệnh lý dễ gây mù như đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm… giúp mắt sáng khỏe dài lâu.
Xem video vai trò của tinh chất Broccophane trong chăm sóc, bảo vệ mắt và phòng ngừa tật cận thị:
PGS.TS.BS Lê Đỗ Thùy Lan
Nguyên Trưởng khoa Mắt - Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch TP.HCM
Tin cũ hơn:
- 18/12/2013 11:06 - Thuốc chống dị ứng
- 01/11/2013 08:12 - Hội nghị sơ kết phong trào "BÀN TAY VÀNG"
- 24/04/2013 06:58 - BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG PKĐK THANH QUAN 2012
- 19/01/2012 08:09 - Ca lâm sàng
- 17/01/2012 13:38 - Bệnh án Tai Mũi Họng