HÌNH ẢNH PHÒNG KHÁM













 
THỐNG KÊ TRUY CẬP

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay260
mod_vvisit_counterTất cả1703207

Số người online: 10 guests online

PostHeaderIcon Phòng và chữa bệnh đau mắt đỏ đúng cách

Khi bị đau mắt đỏ, bạn phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, rửa mắt bằng nước muối sinh lý và không dùng chung thuốc nhỏ mắt hay đồ đạc với người khác, không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu...

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… Thời điểm này, cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.

daumat-7140-1380250722.jpg
Khi bị đau mắt đỏ, không nên đắp các loại lá để tránh biến chứng. Ảnh: Nam Phương.

Triệu chứng đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát, mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt.

Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc (giả mạc là lớp màng dai trắng khi lật mi lên mới thấy) thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.

Thông thường người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm nhưng nếu để bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc… thì hậu quả sẽ lớn hơn.

Đường lây bệnh

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua:

- Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus.

- Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt… Dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối.

- Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi.

- Thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng.

- Bệnh viện, công sở, lớp học, nơi làm việc, nơi công cộng, trên xe buýt, tàu hỏa, máy bay…, những nơi có mật độ người đông, cự ly gần rất dễ lây bệnh.

Cách phòng bệnh

Đau mắt đỏ tuy là bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.

Mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường trong vài ngày và người bệnh vẫn có thể là nguồn lây sau khi đã khỏi bệnh một tuần. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh. Cụ thể như sau:

Khi không có dịch:

- Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.

- Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt.

- Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.

- Không dùng tay dụi mắt.

Khi đang có dịch đau mắt đỏ:

Ngoài việc luôn thực hiện các biện pháp trên, cần lưu ý thêm biện pháp sau:

- Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối.

- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt.

- Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.

- Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện…

- Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.

Xử trí khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ:

- Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.

- Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.

- Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.

- Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.

- Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, bố mẹ và người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với người lớn).

- Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, ngủ riêng.

- Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.

- Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu...

- Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị.

Bác sĩ Lê Xuân Thủy
Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế

 

PostHeaderIcon Cấy ghép mắt điện tử đầu tiên trên thế giới

Cấy ghép mắt điện tử đầu tiên trên thế giới
Cập nhật lúc :12:52 PM, 31/08/2012
Ngày 30/8, các nhà khoa học Úc cho biết đã thực hiện thành công ca cấy ghép mắt điện tử đầu tiên trên thế giới. Sự kiện được xem là bước đột phá lớn của y học và mang lại hy vọng nhìn thấy ánh sáng cho người khiếm thị.
Bionic Vision Australia (BVA), một tập đoàn được tài trợ bởi chính phủ Úc, đã tiến hành phẫu thuật cấy ghép “mắt robot”  cho Dianne Ashwort, một phụ nữ mất thị lực do bị thoái hóa sắc tố võng mạc di truyền.

Dianne Ashwort đã nhình thấy ánh sáng của đèn flash sau khi được cấy ghép mắt điện tử (Ảnh: AFP)

Mắt điện tử thực chất là một thiết bị nhỏ có gắn 24 điện cực làm nhiệm vụ gửi các xung điện nhằm kích thích các tế bào thần kinh của mắt hoạt động, được gắn vào võng mạc của Dianne Ashwort. 

Thực tế, ca cấy ghép đã được thực hiện trong phòng thí nghiệm của công ty từ tháng trước. Tuy nhiên, BVA chỉ thông báo sự kiện này sau khi Dianne Ashwort hồi phục và cho biết thị lực của cô đã có những dấu hiệu lạc quan đáng kể.

“Thật ra tôi đã không hy vọng gì nhiều nhưng thật bất ngờ vì tôi có thể lờ mờ nhìn thấy ánh sáng của đèn flash”, Dianne Ashwort chia sẻ. “Mỗi khi được kích thích, phía trước mắt tôi thường xuất hiện các hình dạng khác nhau”.

David Penington, tổng giám đốc của BVA, cho biết mắt robot cũng có thể khám phá các hình ảnh được “xây dựng” bởi não bộ và mắt.

Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu tạo ra thiết bị có “tầm nhìn rộng” với 98 thậm chí 1.024 điện cực, những “con mắt” cho phép người dùng có thể nhận diện được vật thể có kích thước lớn như các tòa nhà hay xe hơi.
Song Hà (Theo AFP)
 

PostHeaderIcon Cảnh báo 'amip ăn não người' từ nước muối nhỏ mũi tự pha

Cảnh báo 'amip ăn não người' từ nước muối nhỏ mũi tự pha

(vnexpress.net) Có ít nhất 2 bệnh nhân ở Mỹ đã tử vong sau khi dùng dung dịch nước muối tự pha để súc rửa mũi, theo báo cáo mới nhất từ một cuộc điều tra các ca tử vong của Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh Mỹ.

Đọc thêm...

 

PostHeaderIcon Bộ Y tế hướng dẫn người dân phòng bệnh não mô cầu

(Dân trí) - Trước nguy cơ bệnh não mô cầu thành dịch tại TP Hồ Chí Minh, miền Bắc cũng xuất hiện bệnh, lại trong điều kiện thời tiết rét thuận lợi cho vi khuẩn này phát triển, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân thực hiện vệ sinh phòng dịch.

Đọc thêm...

 
Các bài viết khác...
LIÊN HỆ - HỖ TRỢ
54 Nguyễn Thiện Thuật - Phường 2 - Quận 3 - TP.HCM
Tel: (028) 3833 4287

Call Tư vấn
Tư vấn

Call Tư vấn
Tư vấn
 
VIDEO CLIP

Obtener Plugin Flash para visualizar este reproductor