HÌNH ẢNH PHÒNG KHÁM













 
THỐNG KÊ TRUY CẬP

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay1901
mod_vvisit_counterTất cả783479

Số người online: 75 guests online

PostHeaderIcon KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGÁY BẰNG PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH HỌNG MÀN HẤU VỚI SÓNG CAO TẦN

 

 

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGÁY

BẰNG PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH HỌNG MÀN HẤU

VỚI SÓNG CAO TẦN

BS Hoàng Gia Thịnh-BS Võ Quang Phúc

Tóm tắt:

 

Điều trị ngáy bằng phẫu thuật có nhiều loại khác nhau, nhằm lấy bớt mô vùng  họng, chỉnh hình mũi hay xương hàm, hoặc ngăn lưỡi gây tắc đường thở trong khi ngủ. Tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi thường thực hiện hai phẫu thuật: UPPP và CAUP có hoặc không có cắt amiđan với ngáy đơn thuần. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện phẫu thuật CAUP. Từ tháng 2- 2006 đến tháng 6 - 2008, chúng tôi thực hiên 56 ca ngáy dưới gây mê. Nam chiếm đa số với 51 bệnh nhân (91,1%) có BMI trung bình là 27.6 và có độ ngáy 4 theo bảng Epthworth sleepiness scale. Kết quả thành công 85,7%. Biến chứng thường gặp là trào ngược mũi khi nuốt có 12 ca (21,4%).

Abstract:

Surgical treatment for snoring include several different techniques for removing tissue from the back of the patient's throat, reshaping the nasal passages or jaw, or preventing the tongue from blocking airway during sleep. At our ENT hospital, we usually perform two techniques: UPPP and CAUP with or without tonsillectomy for snoring (without OSA) surgery. In this study we focus on CAUP. From Feb 2006 to June 2008 we performed 56 cases of snoring with general anesthesia. The predominance of our patients is man 51 cases (91,1%) who have the average of BMI around 27.6 and suffered from grade 4 in the Epthworth sleepiness scale 56 cases. The outcome is 85,7% succeed. The common complication was choke when swallowing 12 cases  (21,4%).

1. Đặt vấn đề

Hiện nay, ngáy đang là mối bận tâm của người bệnh và người thân, thường thì ngáy chỉ gây phiền hà cho người trong nhà, nhưng khi ngáy có kèm ngưng thở, nguy cơ tử vong là cao. Việc giải quyết sớm ngáy mang cả ý nghĩa xã hội và bệnh lý. Có nhiều phương pháp điều trị ngáy, nhưng phổ biến nhất là kỹ thuật chỉnh hình họng màn hầu đơn thuần (UPPP), phẫu thuật chỉnh hình họng màn hầu với Laser CO2 (LAUP), phẫu thuật chỉnh hình họng màn với sóng cao tần (CAUP) ... Hiện nay, CAUP đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng và được FDA chấp thuận từ năm 1997. Tỉ lệ thành công của phẫu thuật này là 85%. Ở Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu nào báo cáo về CAUP và do sự phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều bệnh nhân cần điều trị ngáy. Vì vậy, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu áp dụng sóng cao tần của máy Coblator II trong phẫu thuật chỉnh hình họng màn hầu đối với ngáy đơn thuần, nhằm giảm thể tích mô vùng họng màn hầu với đầu đốt dưới niêm mạc từ 70 - 800C, mà không làm thay đổi hình dáng của vùng này, hiệu quả và ít biến chứng hơn UPPP, LAUP.

II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Tất cả bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Tai Mũi Họng vì ngáy từ 02/2006 đến 06/2008, được nhập viện và đồng ý phẫu thuật điều trị ngáy với các điều kiện sau:

2.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu

  • Trên 18 tuổi và dưới 70 tuổi
  • Bệnh nhân hoặc người nhà than phiền về ngáy
  • Băng ghi âm ghi nhận tiếng ngáy
  • Không cải thiện với các biện pháp giảm ngáy thông thường
  • Hẹp eo hoïng, A-mi-đan quá phát, dày đáy lưỡi. Không có biểu hiện tắc nghẽn ở hốc mũi, thanh quản hoặc dị tật hàm mặt

2.2 Tiêu chuẩn loại trừ

Những bệnh nhân có bệnh toàn thân, hoặc có biểu hiện tắc nghẽn ở hốc mũi, thanh quản, dị tật hàm mặt.

2.3 Phương pháp nghiên cứu
·        Nghiên cứu tiến cứu, thực nghiệm, tự đối chứng

·        Phân độ ngáy dựa vào xếp loại  theo Epworth sleepiness scale

  • Khám lâm sàng và nội soi thanh quản, mũi xoang để loại ra các bệnh nhân có nghẽn tắc ở vùng này, đánh giá độ hẹp eo họng, tình trạng A- mi-đan quá phát và độ dày đáy lưỡi. Đo chiều cao và cân nặng để tính chỉ số khối cơ thể BMI (body mass index)
  • Xác định các điểm mốc trên phim X-Quang cephalometry để tính các thông số PAS (posterior airway space), PNS-P (posterior nasal spine - palate)
  • Phương pháp phẫu thuật: Gây mê toàn thân qua đường mũi. Đặt đầu đốt của  máy Coblator ở các vị trí đường giữa màn hầu (3 đường) và trụ trước amiđan hai bên (3 đường mỗi bên), sử dụng sóng cao tần năng lượng 700J, thời gian 30 giây đến 1 phút, nhiệt độ 700C.  Đốt trong mô đáy lưỡi (nếu dày) 6 đường, tổng năng lượng 6.000J, nhiệt độ 800C, thời gian 5 phút. Cắt A-mi đan nếu quá phát.
  • Đánh giá kết quả theo Epworth sleepiness scale:

Độ ngáy 1: điểm 0 = Không ngáy

Độ ngáy 2: điểm 1 - 3 = Ngáy nhỏ, không làm thức giấc người ngủ chung

Độ ngáy 3: điểm 4 - 6 = Ngáy vừa, ảnh hưởng người ngủ chung

Độ ngáy 4: điểm 7 - 9 = Ngáy lớn, ảnh hưởng người lân cận

Độ ngáy 5: điểm 10 = Người ngủ chung buộc phải ngủ riêng phòng

  • Xử lý các kết quả bằng phần mềm SPSS for window version 11.5, kiểm định bằng phép kiểm chi bình phương

III. Kết quả nghiên cứu:

Có 56 bệnh nhân ngáy tuổi từ 18 đến 64, gồm 5 nữ (8,9%) và 51 nam (91,1%)

3.1   Đặc điểm lâm sàng của lô nghiên cứu

3.1.1 Tuổi

53,57% thể tạng trung bình, 25% bệnh nhân bị béo phì. 92% khoảng thở phía sau lưỡi (PAS) 35mm.

 

3.1.5 Triệu chứng ngáy và tổn thương bệnh lý vùng hầu họng

Bảng 3.4: Đặc điểm triệu chứng ngáy và tổn thương bệnh lý vùng hầu họng

Độ ngáy I và II sau phẫu thuật có tỉ lệ 85,71% (p = 0,0214). Cường độ ngáy giảm rõ rệt (20-40db) với tỉ lệ 69,64% (p = 0,0346)

3.2.2 Kết quả giảm ngáy theo chỉ số BMI và số đo chiều dài lưỡi gà

Bảng 3.8: Kết quả giảm ngáy theo chỉ số BMI và số đo chiều dài lưỡi gà

Tỉ lệ giảm ngáy ở người thể tạng trung bình và gầy là 75%, người béo phì 25% (p = 0,0461). Số đo chiều dài lưỡi gà giảm dưới 30mm là 85,71% (p = 0,0312)

 

3.2.3 Biến chứng sau mổ

Bảng 3.9: Biến chứng sau mổ

IV. Bàn luận

4.1 Đánh giá kết quả giảm ngáy của lô nghiên cứu:

- Giảm ngáy được đánh giá theo phân độ Epworth Sleepiness Scale cho thấy  độ ngáy I và II là 85,71%, trong đó ở người có chỉ số BMI 21 – 28 (67,86%), người béo phì BMI  trên 28 độ ngáy chỉ giảm ở phân độ 2 (17,86%). Chiều dài lưỡi gà (PNS-P)  đã giảm dưới 30 (mm).

- Cường độ ngáy giảm nhiều đến mức 20 - 40 db ghi nhận qua băng ghi âm, cũng biểu hiện tích cực đối với triệu chứng rối loạn hô hấp khi ngủ. Tuy nhiên chỉ có vài trường hợp có polysomnography nên không đủ dữ kiện để đánh giá cho lô nghiên cứu.

Như vậy, kỹ thuật CAUP cho kết quả giảm ngáy rõ rệt, không có biến chứng trầm trọng, chỉ có 12 trường hợp trào dịch lên mũi khi ăn uống, khỏi sau 1 tuần. Vị trí đốt không có giả mạc.

4.2 Đánh giá về phẫu thuật CAUP và kinh nghiệm phẫu thuật viên

- Chúng tôi chọn lựa phẫu thuật CHHMH với sóng cao tần đốt dưới niêm mạc màn hầu, lưỡi gà, trụ amidan, có trường hợp đốt đáy lưỡi do dày nhiều, có một số trường hợp cắt

A-mi-đan quá phát nhằm mở rộng hầu họng. Phẫu thuật này đã được FDA công nhận từ năm 1997.

- Năng lượng sử dụng: theo tác giả Marc Bernard (2000) sóng cao tần (radio frequency =RF) được sử dụng với năng lượng 700J ở đường giữa, 350J ở mỗi bên dọc lưỡi gà, có trường hợp sử dụng 700J 2 lần ở đường giữa, 700J ở mỗi bên dọc lưỡi gà, có trường hợp sử dụng 700J ở đường giữa, 700J ở mỗi bên dọc lưỡi gà, còn chúng tôi sử dụng sóng cao tần năng lượng 700J ở đường giữa 3 lần, 700J ở mỗi bên dọc lưỡi gà 3 lần.

- Thời gian can thiệp: chúng tôi sử dụng từ 30 giây đến 1 phút trên vùng màn hầu (đường giữa) và 2 bên lưỡi gà. Thời gian này tương tự thời gian tác giả Marc Bernard đã sử dụng trong nghiên cứu của tác giả năm 2000.

- Riêng năng lượng và thời gian can thiệp hủy mô ở đáy lưỡi của chúng tôi có khác với năng lượng của tác giả Lionel Nelson (2000) và tác giả Powell, tổng năng lượng tác giả Nelson sử dụng cho hủy mô trong đáy lưỡi là 12.000J, tác giả Powell là 8490J ở 800C trong 9 phút, chúng tôi sử dụng năng hủy mô đáy lưỡi là 1000J 6 lần ở 800C trong 5 phút do kết hợp với cắt Amidan quá phát.

- Về kinh nghiệm của phẫu thuật viên, chúng tôi nhận thấy sử dụng đầu đốt của máy Coblator rất nhẹ nhàng và dễ đưa vào họng. Do bệnh nhân được gây mê nên khi đưa đầu đốt vào lưỡi gà, chúng tôi có thể đưa đầu đốt từ lưỡi gà vào hoặc theo hướng từ khẩu cái mềm xuống lưỡi gà. Với trường hợp đáy lưỡi dày, chúng tôi đốt 6 đường, vì thế có khó khăn nếu dùng đè lưỡi có bản rộng. Cắt A-mi-đan bằng sóng cao tần nếu có quá phát, thì kết quả giảm ngáy nhiều hơn .

4.3 Đối chiếu kết quả với các tác giả khác

Chúng tôi nhận thấy độ ngáy của lô nghiên cứu phần lớn là độ IV, nên tỉ lệ giảm ngáy là 85,71% (ESS) thấp hơn của tác giả D'Souza A (2000) với 22 bệnh nhân là 100%. Với ngáy độ IV, chúng tôi đã xử lý hủy mô đáy lưỡi nhưng có thể độ dày lưỡi chưa giảm nhiều để làm giảm ngáy đạt đến độ hài lòng hoàn toàn cho bệnh nhân.

Bảng 4.2: Đối chiếu kết quả với tác giả khác

5. Kết luận

Phẫu thuật CHHMH với sóng cao tần (CAUP) dễ thực hiện, hiệu quả, an toàn, ít biến chứng, kết quả giảm ngáy với tỉ lệ 85,7%. Kết quả cần được xem xét lâu dài và phổ biến cho những cơ sở y tế đủ điều kiện phẫu thuật này.

Tài liệu tham khảo:

  1. Brown DJ, Kerr P, Kryger M (2001). Radiofrequency tissue reduction of the palate in patients with moderate sleep-disordered breathing. Otolaryngol, 30:193 -198
  2. Coleman SC, Smith TL (2000). Midline radiofrequency tissue reduction of the palate for bothersome snoring and sleep-disordered breathing: a clinial trial. Otolaryngol Head neck surg, 122: 387 - 394
  3. Craig A. Hukins, Ian C. Mitchell, David R. (2000). Radiofrequency tissue volume redution of the soft palate in the simple snoring. Arch Otolaryngol Head Neck surgery, 126: 602 - 606
  4. Fischer Y, Hafner B, Mann WJ (2000). Radiofrequency ablation of the soft palate (somnoplasty). A new method in the treatment of habitual and obstructive snoring. HNO, 48(1): 33 - 40
  5. Marc Bernard Blumen, Chantal Housser-Hauw, Fredric Chabolle (2000). Long term results of Radiofrequency on snoring.http://www.somnoplasty.com
  6. NB Powell, RW Riley, C Guilleminault (1999). Radiofrequency tongue base reduction in sleep disordered breathing: a pilot study. Otolaryngology-Head and neck surgery, vol.120, No.8, 656 -664
  7. Nelson LM (2001). Combined temperature-controlled radiofrequency tongue reduction and UPPP in apnea surgery. Ear nose throat, 80: 640 - 644
  8. NT Felman, J Berrios (2000). Somnoplasty for the treatment of obstructive sleep apnea. Presented at Associated professional sleep societies, Las Vegas.
  9. P Flexon (1999). Somnoplasty: a treatment for snoring: chapter 9: office-based surgery in Otolaryngology. Chapter 9: Office-based surgery in Otolaryngology, ed. Krause, WB Saunders, 79 - 86

9.   Pazos G, Mair EA (2001). Complications of radiofrequency ablation in the treatment of sleep-disordered breathing. Otolaryngol Head neck surg, 125: 462 - 467

  1. Rosalind Cartwright, T.K. Venkatesan, David Caldarelli, Frank Diaz (2000). Treatments for snoring: A comparison of somnoplasty and an oral appliance.

Laryngoscope, 110: 1680 – 1683

11.  Stuck BA, Maurer JT, Hormann K (2001). Tongue base reduction with radiofrequency energy in sleep apnea. HNO, 49: 530 - 537

  1. William W. Montgomery (1978). Surgery of the upper respiratory system, Lea & Febiger Philadelphia, vol. I, second edition, 484 – 491

13.  Woodson BT, Nelson L, Mickelson S, Huntley T, Sher A (2001). A multi-institutional study of radiofrequency volumetric tissue reduction for OSAS. Otolaryngol Head neck surgery, 125: 303 - 311

14.  Silva MN, De Oliveira JAA, Fomin DS, Vallejo JC (1999). Analyse and comparation of post-operative pain inLAUP and radiofrequency patients treated for snoring. Otolaryngol Brazil, 65/6:504 - 508

 
LIÊN HỆ - HỖ TRỢ
54 Nguyễn Thiện Thuật - Phường 2 - Quận 3 - TP.HCM
Tel: (028) 3833 4287

Call Tư vấn
Tư vấn

Call Tư vấn
Tư vấn
 
VIDEO CLIP

Obtener Plugin Flash para visualizar este reproductor