HÌNH ẢNH PHÒNG KHÁM













 
THỐNG KÊ TRUY CẬP

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay1800
mod_vvisit_counterTất cả712641

Số người online: 78 guests online

PostHeaderIcon “Gió qua cửa hẹp”

 

tuoitre.vn - Đã có không ít trường hợp tử vong trong giấc ngủ vì ngưng thở đột ngột (“gió” không qua được vì “cửa” đã đóng kín) nhưng lại phải mang tiếng... thượng mã phong. Hãy đừng để chết và mang tiếng oan như thế.

 

Đã mười mấy, hai chục năm rồi chỉ nghĩ mình có tật xấu hễ ngủ là ngáy. Thế nhưng chừng vài ba năm trở lại đây tình hình đã trở nên nghiêm trọng. Nhiều lần vợ tôi đã giật mình khi vừa nghe ngáy ngon lành bỗng im re. Và đã có lần cô ấy ngồi bật dậy, ôm chầm lấy tôi gọi... anh ơi!

Nhưng mãi đến đầu tháng tám vừa qua tôi mới đến Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM. Còn nhớ như in, sau khi nghe tôi khai bệnh, bác sĩ Hồng Hạnh đặt cây đè lưỡi ấn nhẹ một cái, đứng dậy nói ngay: “Tôi giới thiệu anh với bác sĩ Thịnh”. Và sau một vài động tác khám thông thường, bác sĩ Hoàng Gia Thịnh dùng hình tượng “gió lùa qua cánh cửa hẹp” để mô tả căn bệnh của tôi. Ông nói: “Cánh cửa càng hẹp, tiếng rít của gió càng lớn. Với eo họng quá hẹp của anh tiếng ngáy lớn là tất nhiên và còn ngáy là may mắn”. Ông nhấn mạnh: “Đây là ca phẫu thuật phức tạp”. Và để đảm bảo độ an toàn cao nhất, ông đã cho làm gần như tất cả trắc nghiệm kỹ thuật hỗ trợ chẩn đoán; có cái làm được tại bệnh viện, có cái phải đến Trung tâm Medic.

Đúng sáu tuần lễ sau đó tôi được đưa vào phòng gây mê. Phải hơn 4 giờ không biết trời trăng gì, lúc tỉnh dậy tôi thấy mình đang nằm trong phòng hồi sức. Sáng hôm sau bác sĩ Hoàng Gia Thịnh đã đến tận giường thăm và chúc mừng. Một lần nữa, ông nói: “Eo họng quá hẹp. Đã lường định tất cả nhưng cuối cùng vẫn vất vả. Cứ tưởng đã bứng cả hai hàm răng của anh rồi”. Ông nói lời động viên về khả năng phục hồi nhanh và rồi lại nhấn mạnh: “Phẫu thuật đã can thiệp mạnh để cánh cửa rộng ra theo khả năng có thể thôi. Vấn đề còn lại là sự kiên trì giảm cân”.

Ông hỏi tôi làm nghề gì, tôi trả lời là nhà báo đã nghỉ hưu. Ông cười: “Anh viết giùm, dân mình còn quá coi thường sự nguy hiểm khi tiếng ngáy đã vượt khỏi mức bình thường. Nếu đặt máy đo, vừa qua anh sẽ thấy mỗi đêm mình đã ngưng thở rất nhiều lần”!

Trong khi tôi ngồi vào bàn bắt đầu viết bài này, nghĩa là chín ngày sau mổ, tình cờ một anh bạn ở Mỹ gọi điện về thăm chơi. Nghe giọng của tôi khác thường, anh bạn hỏi, tôi nói sơ về chuyện mình vừa trải qua. Anh ấy như giật mình, nói nhanh: “Tôi đã hiểu rồi, anh hãy nghỉ và hạn chế nói chuyện”.

Chuyện tưởng chỉ có vậy, ai dè sáng hôm sau một người bạn chưa gặp và chưa quen đã đến thăm. Đó là bác sĩ Khải, ở Q.5, TP.HCM. Thì ra anh bạn Việt kiều đã nhờ bác sĩ Khải đến kiểm tra tình hình. Đồng tình với nỗi lo của anh bạn Việt kiều, bác sĩ Khải cho rằng ngáy hay “gió qua cửa hẹp” ở nước ngoài người ta đã đưa vào nhóm nguy hiểm. Ông nói: “Rất may, ca mổ của anh đã được thực hiện rất tuyệt vời. Tuy nhiên, sự cần thiết tiếp theo vẫn là giảm cân”.

Dẫu còn phải ăn cháo thêm nhiều ngày nữa, nhưng cứ nghĩ cần được chuyển ngay thông điệp của các bác sĩ đến những người bạn đồng bệnh, tôi đã ngồi dậy viết gấp bài này như chút lễ tạ ơn những người thầy thuốc đã kịp “nới những cánh cửa” để “rộng đường gió qua”.

HOÀNG THOẠI CHÂU


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
LIÊN HỆ - HỖ TRỢ
54 Nguyễn Thiện Thuật - Phường 2 - Quận 3 - TP.HCM
Tel: (028) 3833 4287

Call Tư vấn
Tư vấn

Call Tư vấn
Tư vấn
 
VIDEO CLIP

Obtener Plugin Flash para visualizar este reproductor